Sự kiện nổi bật

Ngày 09-04-2019

Báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở GDNN năm 2017

Nhà trường đã tổ chức thực hiện tự kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đúng theo kế hoạch và gửi báo cáo kết quả tự kiểm định cho Tổng cục Dạy nghề, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 15/12/2017.

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 1. Thông tin chung về cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Tên trường: Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

- Tên tiếng Anh: Thai Nguyen Medical College

- Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

- Địa chỉ:Phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Điện thoại: 02083.846.105 Fax:0208.3846.105

- Email:pdaotaocdyttn@gmail.com

- Website: caodangytethainguyen.edu.vn

- Năm thành lập trường:

   + Năm thành lập đầu tiên:  26/12/1966

   + Năm nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên: 06/11/2006

- Loại hình trường: Công lập

2. Thông tin khái quát về lịch sử phát triển và thành tích nổi bật

   Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên là trường Cao đẳng công lập hạng I trực thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên, tiền thân là trường Trung sơ cấp Y tế Bắc Thái được thành lập theo Quyết định số 1476/TCDC ngày 26/12/1966 của Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Thái. Năm 1980 trường Trung sơ cấp Y tế Bắc Thái đổi tên thành trường Trung học Y tế Bắc Thái. Năm 1997 trường Trung học Y tế Bắc Thái đổi tên thành trường Trung học Y tế Thái Nguyên. Năm 2006 trường Trung học Y tế Thái Nguyên đổi tên thành trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển đến nay tổ chức bộ máy Nhà trường bao gồm 04 đơn vị trực thuộc, 09 phòng chức năng và 17 bộ môn chuyên môn.

   Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên những ngày đầu mới thành lập chỉ có 13 cán bộ, công nhân viên, đến nay đã có đội ngũ đông đảo gồm 250 cán bộ viên chức, người lao động. Số giảng viên là 244 người trong đó cơ hữu 205 người, giảng viên thỉnh giảng 39 người.

Số lượng học sinh trong giai đoạn đầu mới thành lập trường là 60 em. Đến năm học 2017-2018 nhà trường cũng đã có hơn 4000 HSSV học tập. Nhà trường đã liên tục mở nhiều hệ đào tạo như: Chính quy (Cao đẳng, trung cấp), liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, văn bằng 2 hệ trung cấp… Hiện nay Nhà trường đang giảng dạy 3 ngành chuyên môn trình độ cao đẳng gồm: Dược, Điều dưỡng, Hộ sinh. Trình độ trung cấp gồm Dược, Điều dưỡng, Hộ sinh, Y sỹ (y sỹ định hướng y học cổ truyền, y sỹ định hướng y học dự phòng). Từ khi được thành lập đến nay, nhà trường đã đào tạo cho xã hội 15.945 cán bộ y tế chính quy, đào tạo lại và bồi dưỡng 5000 cán bộ y tế, đào tạo 4000 y tế thôn bản…

Cơ sở vật chất từ những ngày đầu thành lập còn nghèo nàn, lạc hậu cho đến nay Nhà trường đã có 53 giảng đường học lý thuyết; 42 phòng thực hành chuyên môn; 02 phòng thi trắc nghiệm trên máy tính; 01 phòng ngoại ngữ, 02 phòng thực hành mẫu; 01 phòng khám đa khoa chất lượng cao .

Kết quả là hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba (năm 2001), hạng Nhì (năm 2008), hạng Nhất (năm 2012), Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ (năm 2016) và được Tỉnh ủy, UBND thành phố, các sở, ban, ngành trong tỉnh Thái Nguyên, Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý khác. Với truyền thống 50 năm, Trường đã khẳng định được vị trí tiên phong trong lĩnh vực đào tạo cán bộ ngành y-dược, đáp ứng nhu cầu CSSK của nhân dân trong, ngoài tỉnh và phục vụ xuất khẩu lao động tại Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... Hiện tại, Trường đã hoàn thiện đề án và trình về Bộ LĐTBXH để đăng ký Trường nghề chất lượng cao.

Chi tiết có trong file toàn văn dưới đây......

Toàn văn báo cáo tự đánh giá

 

PHẦN II. KẾT QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 1. Đặt vấn đề

Kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một hoạt động có yêu cầu cao về tính khoa học, khách quan, công bằng, đồng thời bảo đảm tính thiết thực, chống hình thức, chống sự tùy tiện. Một trong những điều kiện, tiền đề không thể thiếu để đáp ứng các yêu cầu nói trên là: hoạt động kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần được dựa trên cơ sở pháp lý chặt chẽ. Điều đó có nghĩa là hoạt động kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo các quy định của pháp luật.

Đối với bản thân các cơ sở dạy nghề(CSDN), kiểm định chất lượng (KĐCL) có vai trò như là một động lực bên trong với sự hỗ trợ, khuyến khích từ bên ngoài giúp CSDN có điều kiện đánh giá lại mình một cách toàn diện, đầy đủ thông qua việc xem xét và xây dựng báo cáo tự đánh giá, nâng cao năng lực hoạt động của mình để tiến tới xây dựng một CSDN có chất lượng cao. Hay nói cách khác thông qua KĐCL, thương hiệu, uy tín của một CSDN sẽ được xã hội biết đến và thừa nhận.

Vì vậy, kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động quản lý nhà nước về dạy nghề, điều này càng trở nên quan trọng khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi chất lượng nguồn nhân lực là vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất thì một trong những khâu yếu nhất của giáo dục nói chung và của dạy nghề nói riêng ở nước ta là chất lượng đào tạo chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố đầu vào và các điều kiện đảm bảo trong quá trình đào tạo như: cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị thực hành, thực tập thiếu, không đáp ứng được nhu cầu dạy và học; một số nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy cho một số nghề đang sử dụng trong các CSDN đã lạc hậu chưa kịp thời đổi mới; đội ngũ GV thiếu về số lượng, yếu về trình độ tay nghề, một số GV chưa đạt trình độ chuẩn…

Để đáp ứng được các yêu cầu trên, thực hiện kế hoạch tự kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Tổng cục dạy nghề năm 2017, Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tự kiểm định. Quá trình tự kiểm định đã huy động được sự tham gia của CBQL, đội ngũ GV, HSSV trong toàn trường.

KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

TT

Tiêu chí, tiêu chuẩn

Điểm chuẩn

Tự đánh giá của trường

 

ĐỀ XUẤT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

 

Đạt chuẩn chất lượng

 

Tổng điểm

100

95

1

Tiêu chí 1: Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý

 

 

 

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và sứ mạng của trường được xác định cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thể hiện được vai trò của trường trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, ngành và được công bố công khai.

1

1

 

Tiêu chuẩn 2: Trường thực hiện phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương hoặc ngành để xác định các ngành, nghề đào tạo và quy mô đào tạo phù hợp

1

1

 

Tiêu chuẩn 3:Trường ban hành văn bản quy định về tổ chức và quản lý theo hướng đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 4: Hằng năm, các văn bản quy định về tổ chức và quản lý của trường được rà soát, thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết

1

1

 

Tiêu chuẩn5. Các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị thuộc trường được phân công phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, quy mô đào tạo và mục tiêu của Trường

1

1

 

Tiêu chuẩn 6: Hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị, các hội đồng tư vấn, các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định và có hiệu quả

1

1

 

Tiêu chuẩn 7: Trường xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng theo qui định

1

1

 

Tiêu chuẩn 8: Trường có bộ phận phụ trách thực hiện công tác quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo và hàng năm hoàn thành nhiệm vụ được giao

1

1

 

Tiêu chuẩn 9: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường phát huy được vai trò lãnh đạo, hoạt động đúng điều lệ và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

1

1

 

Tiêu chuẩn 10: Cácđoàn thể, tổ chức xã hộitrong trường hoạt động theo đúng điều lệ của tổ chức mình và theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường

1

1

 

Tiêu chuẩn 11: Trường có quy định và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của trường theo quy định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Hằng năm rà soát, cải tiến phương pháp công cụ kiểm tra, giám sát

1

1

 

Tiêu chuẩn 12: Trường có văn bản và thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước cho các đối tượng được thụ hưởng; thực hiện chính sách bình đẳng giới theo quy định

1

1

2

Tiêu chí 2: Hoạt động đào tạo

 

 

 

Tiêu chuẩn 1: Các ngành, nghề đào tạo của trường được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trường ban hành chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo và công bố công khai để người học và xã hội biết

1

1

 

Tiêu chuẩn 2: Trường xây dựng và ban hành quy chế tuyển sinh theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 3: Hằng năm, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan

1

1

 

Tiêu chuẩn 4: Thực hiện đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của người học

1

1

 

Tiêu chuẩn 5: Trường xây dựng và phê duyệt kế hoạch, tiến độ đào tạo cho từng lớp, từng khóa học của mỗi ngành hoặc nghề, theo từng học kỳ, năm học. Kế hoạch chi tiết đến từng mô đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với từng hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đúng quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 6: Trường tổ chức thực hiện theo kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo đã được phê duyệt

1

1

 

Tiêu chuẩn 7: Các hoạt động đào tạo được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đã được phê duyệt; có sự phối hợp với các đơn vị lao động trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập các ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao động; thực hiện theo quy định đặc thù nếu có

1

1

 

Tiêu chuẩn 8: Phương pháp đào tạo được thực hiện kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn, phát huy tính tích cực tự giác, năng động khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm

1

1

 

Tiêu chuẩn 9: Trường thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học

1

1

 

Tiêu chuẩn 10: Hàng năm, trường có kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học theo đúng kế hoạch

1

1

 

Tiêu chuẩn 11: Hàng năm, trường có báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học; có đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học; kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy và học theo đúng kế hoạch

1

1

 

Tiêu chuẩn 12: Trường ban hành đẩy đủ các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 13: Trong quá trình đánh giá kết quả học tập của người học có sự tham gia của các đơn vị sử dụng lao động và theo quy định đặc thù của ngành nếu có

1

1

 

Tiêu chuẩn 14: Tổ chức thực hiện kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định đảm bảo nghiêm túc, khách quan

1

1

 

Tiêu chuẩn 15: Hàng năm, trường thực hiện rà soát các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ và kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết

1

1

 

Tiêu chuẩn 16: Trường có hướng dẫn và tổ chức thực hiện về đào tạo liên thông theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 17: Trường có cơ sở dữ liệu về các hoạt động đào tạo và tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả

1

1

3

Tiêu chí 3: Nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động

 

 

 

Tiêu chuẩn 1: Có quy định về việc tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan; thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 3: Đội ngũ nhà giáo của trường tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các tiêu chuẩn hiện hành khác nếu có

1

1

 

Tiêu chuẩn 4: Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và không vi phạm quy chế, nội quy và quy định của trường

1

1

 

Tiêu chuẩn 5: Trường có đội ngũ nhà giáo đảm bảo tỷ lệ quy đổi; Số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận khối lượng chương trình mỗi ngành, nghề đào tạo theo quy định; Trường đảm bảo tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 6: Nhà giáo giảng dạy theo nội dung, mục tiêu của chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của chương trình đào tạo

1

1

 

Tiêu chuẩn 7: Trường có chính sách, biện pháp và thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy

1

1

 

Tiêu chuẩn 8: Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo

1

1

 

Tiêu chuẩn 9: Nhà giáo được bồi dưỡng, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động để cập nhập kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất theo quy định và thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có

1

1

 

Tiêu chuẩn 10: Hằng năm, trường thực hiện tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo

1

1

 

Tiêu chuẩn 11. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của trường đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định và thực hiện đúng quyền quyền hạn,  trách nhiệm được giao

1

1

 

Tiêu chuẩn 12:Đội ngũ cán bộ quản lý của các đơn vị thuộc trường được bổ nhiệm, miễm nhiệm theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 13: Đội ngũ cán bộ quản lý của trường đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ được giao

1

1

 

Tiêu chuẩn 14: Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý

1

1

 

Tiêu chuẩn 15: Đội ngũ viên chức, người lao động của trường đủ số lượng, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc được giao, được định kỳ bồi dưỡng nâng cao trình độ

1

1

4

Tiêu chí 4: Chương trình, giáo trình

 

 

 

Tiêu chuẩn 1: Có đầy đủ chương trình đào tạo các chuyên ngành hoặc nghề mà trường đào tạo

1

1

 

Tiêu chuẩn 2: 100% chương trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo của trường thể hiện được mục tiêu đào tạo của trình độ tương ứng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học đạt được sau tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô đun, môn học, từng chuyên ngành hoặc nghề và từng trình độ theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 4: Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham gia của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kĩ thuật của đơn vị sử dụng lao động; thực hiện theo qui định đặc thù của ngành nếu có

1

1

 

Tiêu chuẩn 5: Chương trình đào tạo đảm bảo tính thực tiễn và đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động

1

1

 

Tiêu chuẩn 6: Chương trình đào tạo được xây dựng bảo đảm việc liên thông giữa các  trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 7: Ít nhất 3 năm 1 lần trường thực hiện đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có đối với chương trình đào tạo đã ban hành

1

1

 

Tiêu chuẩn 8: Chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo có cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến ngành, nghề đào tạo hoặc tham khảo các chương trình đào tạo tương ứng nước ngoài

1

1

 

Tiêu chuẩn 9: Trước khi tổ chức đào tạo liên thông, trường căn cứ chương trình đào tạo, thực hiện rà soát các mô đun, tín chỉ, môn học và có quyết định đối với các mô đun, tín chỉ, môn học mà người học không phải học để đảm bảo quyền lợi của người học

1

1

 

Tiêu chuẩn 10: Có đủ giáo trình cho các mô đun, môn học của từng chương trình đào tạo

1

1

 

Tiêu chuẩn 11: 100% giáo trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo qui định để làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức

1

1

 

Tiêu chuẩn 12: Giáo trình đào tạo cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô đun, môn học trong chương trình đào tạo

1

1

 

Tiêu chuẩn 13: Giáo trình đào tạo tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực

1

1

 

Tiêu chuẩn 14: Hằng năm, trường thực hiện việc lấy ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học của đơn vị sử dụng lao động, người tốt nghiệp về mức độ phù hợp của giáo trình đào tạo, thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có

1

0

 

Tiêu chuẩn 15: Khi có sự thay đổi về chương trình đào tạo, trường thực hiện đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có đối với giáo trình đào tạo đảm bảo yêu cầu theo quy định

1

1

5

Tiêu chí 5: Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện

 

 

 

Tiêu chuẩn 1: Địa điểm xây dựng trường phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khu đất xây dựng cần đảm bảo yên tĩnh cho việc giảng dạy và học tập; giao thông thuận tiện và an toàn; thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước, đảm bảo khoảng cách đối với các xí nghiệp công nghiệp thải ra chất độc hại; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có

1

1

 

Tiêu chuẩn 2: Quy hoạch tổng thể mặt bằng khuôn viên hợp lý, phù hợp với công năng và các yêu cầu giao thông nội bộ, kiến trúc và môi trường sư phạm; diện tích đất sử dụng, diện tích cây xanh đảm bảo theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 3: Có đủ các khu vực phục vụ  hoạt động của trường theo tiêu chuẩn: khu học tập và nghiên cứu khoa học(phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, phòng thí nghiệm và phòng học chuyên môn); khu vực rèn luyện thể chất; khu hành chính quản trị, phụ trợ và khu phục vụ sinh hoạt cho người học và nhà giáo

1

1

 

Tiêu chuẩn 4: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường(đường giao thông nội bộ; hệ thống điện; cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; thông gió; phòng cháy chữa cháy) theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt; được bảo trì, bảo dưỡng theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 5: Phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa bảo đảm quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành và các yêu cầu công nghiệp của thiết bị đào tạo

1

1

 

Tiêu chuẩn 6: Trường có quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo

1

1

 

Tiêu chuẩn 7: Phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa được sử dụng theo quy định hiện hành

1

1

 

Tiêu chuẩn 8: Thiết bị đào tạo đáp ứng danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu theo yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc ngành nghề do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định. Đối với các chuyên ngành hoặc nghề mà cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu thì trường đảm bảo thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của chuyên ngành hoặc nghề đó

1

1

 

Tiêu chuẩn 9: Thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo được bố trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành; đảm bảo các yêu cầu sư phạm, an toàn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường

1

1

 

Tiêu chuẩn 10: Trường có quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo, trong đó có quy định về việc định kỳ đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị  đào tạo

1

1

 

Tiêu chuẩn 11: Thiết bị đào tạo có hồ sơ quản lý rõ ràng, được sử dụng đúng công năng, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định của trường và nhà sản xuất; hàng năm đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiểu quả sử dụng theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 12: Trường có định mức tiêu hao vật tư hoặc định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo và có quy định về quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, phục vụ đào tạo; tổ chức thực hiện theo quy định đảm bảo kịp thời, đáp ứng kế hoạch và tiến độ đào tạo; vật tư được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng

1

1

 

Tiêu chuẩn 13: Trường có thư viện bao gồm phòng đọc, phòng lưu trữ đảm bao theo tiêu chuẩn thiết kế. Thư viện có đủ chương trình, giáo trình đã được phê duyệ, mỗi loại giáo trình đảm bảo tối thiểu 05 bản in

1

1

 

Tiêu chuẩn 14: Tổ chức hoạt động, hình thức phục vụ của thư viện trường phù hợp với nhu cầu tra cứu của cán bộ quản lý, nhà giáo và người học

1

1

 

Tiêu chuẩn 15: Trường có thư viện điện tử, có phòng máy tính đáp ứng nhu cầu tra cứu, truy cập thông tin của nhà giáo và người học; các giáo trình, tài liệu tham khảo của trường được số hóa và tích hợp với thư viện điên tử phục vụ cho hoạt động đào tạo

1

1

6

Tiêu chí 6: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế

 

 

 

Tiêu chuẩn 1.Trường có chính sách và thực hiện các chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên tham gia nghiên cứu khóa học, sáng kiến cải tiến và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo

1

1

 

Tiêu chuẩn 2: Hằng năm, trường có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến từ cấp trường trở lên phục vụ thiết thực công tác đào tạo (ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường trung cấp, ít nhất 02 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến đối với trường cao đẳng)

1

1

 

Tiêu chuẩn 3. Hằng năn, trường có các bài báo, ấn phẩm của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động đăng trên các báo, tạp chí khoa học ở trong nước hoặc quốc tế

1

1

 

Tiêu chuẩn 4: Các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của trường được ứng dụng thực tiễn

1

1

 

Tiêu chuẩn 5: Có liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế; các hoạt động hợp tác quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường

1

0

7

Tiêu chí 7: Quản lý tài chính

 

 

 

Tiêu chuẩn 1: Có quy định về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán về  tài chính theo quy  định và công bố công khai

1

1

 

Tiêu chuẩn 2: Quản lý, sử dụng, các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo; tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy đúng  định

1

1

 

Tiêu chuẩn 3. Trường có các nguồn tài chính đảm bảo đủ kinh phí phục vụ các hoạt độngcủa nhà trường

1

1

 

Tiêu chuẩn 4: Thực hiện việc quản lý, sử dụng, và thanh quyết toán theo quy đúng  định

1

1

 

Tiêu chuẩn 5: Thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán; thực hiện kiểm toán theo quy định; khắc phục kịp thời các vấn đề còn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài chính khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền; thực hiện công khai tài chính theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 6: Hàng năm trường có đánh giá về hiệu quả sử dụng tài chính của trường; có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính nhằm  nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường

1

1

8

Tiêu chí 8: Dịch vụ người học

 

 

 

Tiêu chuẩn 1. Người học được cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu, chương trình đào tạo;quy chế kiểm tra, thi và xét công nhân tốt nghiệp; nội quy, quy chế của nhà trường; các chế độ, chính sách hiện hành đối với người học;các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 2.Người học được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định

1

1

 

Tiêu chuẩn 3. Có chính sách và thực hiện chính sách khen thưởng, khuyến khích kịp thời đối với người học đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện. Người học được hỗ trợ kịp thời trong quá trình học tập tại trường để hoàn thành nhiệm vụ học tập

1

1

 

Tiêu chuẩn 4. Người học được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân

1

1

 

Tiêu chuẩn 5.Có ký túc xá, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và các điều kiện tối thiểu (chỗ ở, điện, nước, vệ sinh, các tiện nghi khác) cho sinh hoạt và học tập của người học

1

1

 

Tiêu chuẩn 6. Có dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, dịch vụ ăn uống của trường đáp ứng nhu cầu người học và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

1

1

 

Tiêu chuẩn 7. Người học được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội; được đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường

1

1

 

Tiêu chuẩn 8: Trường thực hiện việc tư vấn việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp

1

1

 

Tiêu chuẩn 9. Hàng năm trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội trợ việc làm để người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng

1

0

9

Tiêu chí 9: Giám sát, đánh giá chất lượng

 

 

 

Tiêu chuẩn 1: Hằng năm, thu thập ý kiến tối thiểu 10 đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động

1

0

 

Tiêu chuẩn 2: Hằng năm, thu thập ý kiến đánh giá tối thiểu 50% cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động về các chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá phân loại, bổ nhiệm cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động

1

1

 

Tiêu chuẩn 3: Hằng năm, thu thập ý kiến đánh giá tối thiểu 30% người học đại diện các ngành, nghề đào tạo về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo; chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên quan đến người học của trường

1

1

 

Tiêu chuẩn 4: Trường thực hiện tự đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng theo qui định

1

1

 

Tiêu chuẩn 5: Hằng năm, trường có kế hoạch cụ thể và các biện pháp thực hiện việc cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài nếu có

1

1

 

Tiêu chuẩn 6: Trường có tỷ lệ 80% người học có việc làm phù hợp với chuyên ngành hoặc nghề đào tạo sau 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp

1

0

 

Chi tiết có trong file toàn văn dưới đây......

Toàn văn báo cáo tự đánh giá

 

PHẦN III. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 - Quý I năm 2018, Trường giao cho phòng Thanh tra - Pháp chế xây dựng và  ban hành quy định về định kỳ đánh giá hệ thống văn bản.

- Quý I năm 2018, Trường đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên sớm ra quyết định phê duyệt đề án nhân sự thành lập hội đồng trường.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát giờ giảng, tiến độ đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo.

- Tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học.

- Mỗi năm cử ít nhất 01 GV ngoại ngữ học tập thêm 01 loại ngoại ngữ khác (tiếng Đức, tiếng nhật)

- Xây dựng một số chính sách đãi ngộ đối với cán bộ có trình độ theo nhu cầu cần tuyển khi tham gia thi tuyển về trường.

- Triển khai các kế hoạch lấy ý kiến phản hồi của các nhà chuyên môn, các cơ sở thực hành, cơ sở tuyển dụng, giáo viên, học sinh sinh viên… về chương trình đào tạo theo định kì để từ đó nhà trường có các điều chỉnh, chỉnh sửa chương trình đào tạo cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học cũng như của xã hội.

- Từng bước hoàn chỉnh hơn nữa các cuốn giáo trình của từng ngành để có thể đăng kí xuất bản thành sách. Năm 2018, nhà trường có kế hoạch đăng ký xuất bản 10 đầu sách chuyên ngành Dược với nhà xuất bản. Đây là cơ sở để khẳng định chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

- Tiến hành đổi mới công tác quản lý ký túc xá theo hướng tăng cường các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, nâng cao chất lượng phục vụ của ký túc xá. Bổ sung các dịch vụ hỗ trợ cho học sinh, sinh viên.

- Tiếp tục triển khai xây dựng khu thể dục, thể thao về phía sau khu ký túc xá theo đúng qui hoạch tổng thể.

- Tăng cường công tác giáo dục ý thức bảo vệ tài sản công cho học sinh, sinh viên trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn.

- Xác định nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ của giảng viên, cần phải thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Tiếp tục khuyến khích các cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ, có phương pháp làm việc khoa học và khả năng sáng tạo trong nghiên cứu.

- Có kế hoạch tập huấn cho cán bộ giảng viên nhất là những người mới tuyển dụng về phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Có định hướng rõ ràng trong việc hướng dẫn sinh viên chính qui tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên học lực khá trở lên có thể thi tốt nghiệp dưới hình thức báo cáo tiểu luận.

- Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn và ngắn hạn theo định hướng phát triển của nhà trường nhằm luôn chủ động về nguồn lực tài chính.

- Hàng năm thường xuyên rà soát, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp và sát với yêu cầu thực tế nhằm phục vụ tốt nhất cho mục tiêu ngắn, trung và dài hạn của nhà trường.

- Thực hiện nghiêm túc Luật kế toán, Luật ngân sách… chỉ thị, nghị quyết, thông tư, nghị định của trung ương, bộ và địa phương về quản lý tài chính và công tác công khai minh bạch tài chính.

- Định hướng phát triển và khai thác hợp pháp nguồn thu nhằm tăng cường nguồn lực tài chính phục vụ cho các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Dịch chuyển dần cơ cấu thu từ NSNN cấp sang nguồn thu từ hoạt động dịch vụ hướng đến tự chủ toàn phần về tài chính.

- Chú trọng công tác kiểm toán nội bộ, thanh kiểm tra trong đơn vị.

- Đa dạng hóa hình thức công khai tài chính nhằm phát huy tối đa việc giám sát của quần chúng, như công khai trên Webside, dán thông báo tại phòng giáo viên, hội trường…

- Thường xuyên đánh giá hiệu quả việc sử dụng nguồn lực đầu tư tài chính trong mỗi lĩnh vực nhằm đưa ra những điều chỉnh hợp lý, hiệu quả.

- Tăng cường sinh hoạt ngoại khóa với các chủ đề chuyên môn về chương trình đào tạo; kiểm tra đánhgiá và các quy định trong quy chế đào tạo cho học sinh, sinh viên

- Xây dựng nhà đa năng, đầu tư dụng cụ, trang thiết bị cho hoạt động thể dục, thể thao.Khuyến khích học sinh, sinh viên ở nội trú tham gia các hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên để rèn luyện sức khoẻ

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật trên diện rộng để đông đảo học sinh, sinh viên tham gia

- Xây dựng một website về cựu SV để tiếp nhận những thông tin từ cựu SV của trường; thành lập Hội cựu SV cấp Trường để tạo sự liên kết giữa SV tốt nghiệp với Nhà trường.

- Phòng KT&ĐBCL cần phối hợp với phòng đào tạo và phòng công tác HSSV xây dựng kế hoạch cụ thể, có hệ thống để thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi và khảo sát HSSV sau khi ra trường.

Chi tiết có trong file toàn văn dưới đây......

Toàn văn báo cáo tự đánh giá

Các bài liên quan