Đào tạo

Ngày 28-04-2014

Y SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG

Ngành đào tạo Y sỹ Y học dự phòng (Y sỹ đa khoa - Định hướng Y học dự phòng)

1. Mã  ngành: 367201

2. Thời  gian đào  tạo: 2 năm (Y sỹ đa khoa) và 6 tháng (Y học dự phòng)

3. Đối  tượng: Tốt nghiệp THPT (THBT) hoặc bằng tương đương

4. Hình  thức  đào  tạo: Chính quy

5. Chức danh khi tốt  nghiệp: Y sỹ đa khoa trung cấp - Định hướng Y học dự phòng

6. Cơ sở làm việc khi ra trường:

Sau khi học xong chương trình, người học có trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành y sỹ đa khoa, có kiến thức cơ bản về khoa học sức khỏe để làm nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại tuyến y tế cơ sở, không ngừng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Người Y sỹ đa khoa nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn có thể được đào tạo để trở thành người bác sỹ (Phương thức đào tạo không chính quy theo quy chế tuyển sinh hàng năm của Bộ GD & ĐT và Bộ y tế).

7. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo người y sỹ đa khoa có kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở trình độ trung cấp, làm nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân tại tuyến y tế cơ sở thuộc các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh, có đủ sức khoẻ, không ngừng học tập để nâng cao trình độ.

8. Chuẩn đầu ra

Được ban hành theo quyết định số: 460/QĐ-CĐYT, ngày 02/10/2008 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên:

8.1 Về thái độ:

- Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc,bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân;

-Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

- Có tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận với công việc, ân cần, chu đáo, tôn trọng người bệnh và nhân dân, thực hiện tốt 12 điều quy định về Y đức của Bộ Y tế;

- Khiêm tốn học tập vươn lên.

8.2.Về kiến thức: Người Y sỹ đa khoa có khả năng trình bầy:

- Những quy luật cơ bản về cấu tạo, hoạt động chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý;

- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ;

- Những nguyên tắc cơ bản về quy trình chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng và phòng bệnh;

- Luật pháp chính sách của  Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;

- Phương pháp luận khoa học trong công tác chăm sóc, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

8.3.Về kỹ năng:

- Khám, chữa bệnh thông thường theo phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật;

- Trợ giúp bác sỹ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại tuyến y tế cơ sở;

- Xử trí ban đầu các bệnh cấp cứu và các vết thương thông thường;

- Tham gia sơ cứu các tai nạn và thảm họa sảy ra tại địa phương;

- Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; 

- Hướng dẫn và tư vấn cho nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh;

- Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho người tàn tật tại cộng đồng;

- Áp dụng các phương pháp chữa bệnh bằng y học dự phòng, đặc biệt là các phương pháp không dùng thuốc trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hướng dẫn nhân dân trồng và sử dụng cây, con làm thuốc;

- Hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý;

- Phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh, gây dịch tại cộng đồng. Đề xuất và tham gia các biện pháp giải quyết, báo cáo kịp thời khi có dịch;

- Quản lý, theo dõi, chăm sóc các bệnh nhân mắc các bệnh xã hội, bệnh mạn tính tại cơ sở y tế, tại nhà;

- Tham gia lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, cho gia đình về các vấn đề sức khỏe;

- Thực hiện các chương trình y tế tại đại phương;

- Tham gia hướng dẫn, huấn luyện nhân viên, học sinh y tế thực tập tại đơn vị;

- Quản lý, bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị y tế của trạm y tế;

- Tham gia công tác hành chính, quản lý trạm y tế;

- Thực hiện luật bảo vệ sức khỏe nhân dân và các quy định về chuyên môn của Bộ Y tế.

8.4. Về  định hướng Y học dự phòng

Thực hiện theo công văn số 4762/BYT-K2ĐT, ngày 14/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc đào tạo y sỹ chuyên khoa:"... Đồng thời từ nay tiếp tục đào tạo y sỹ chuyên khoa, trên cơ sở chương trình y sỹ đa khoa trung cấp và học thêm 6 tháng định hướng chuyên khoa Y học cổ truyền, Y học dự phòng ( bao gồm cho cả  y tế khu công nghiệp và y tế học đường ) và Y sỹ định hướng sản nhi”.

Trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên đã  ban hành chương trình chi tiết và chuẩn đầu ra tại quyết định số 460/QĐ-CĐYT, ngày 02/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên đối với phần định hướng chuyên khoa Y học dự phòng như sau :

Đào tạo người Y sỹ đa khoa trung cấp định hướng chuyên khoa Y học dự phòng, là cán bộ y tế thực hành, làm nhiệm vụ phòng bệnh, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và quản lý sức khoẻ ở tuyến y tế cơ sở.

Chuẩn đầu ra cần đạt được:

 Kỹ năng quản lý và cải tạo môi trường:

- Làm điều tra cơ bản về vệ sinh môi trường ở xã/phường;

- Lập kế hoạch cung cấp nước sạch và cải tạo môi trường cho một cụm dân cư;

- Tính toán, chọn lọc và chỉ đạo kỹ thuật khai thác các nguồn nước sạch và thanh khiết môi trường tại địa phương;

- Tính toán và chỉ đạo kỹ thuật 4 diệt bằng hoá chất và các biện pháp đơn giản;

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp vệ sinh trường học- nhà trẻ - mẫu giáo;

- Xây dựng kế hoạch, triển khai hệ sinh thái cho mỗi gia đình nông dân;

Kỹ năng thực hành quản lý bệnh dịch và bệnh xã hội:

- Giám sát và điều tra bệnh dịch, bệnh xã hội;

- Tiến hành quy trình điều tra dự phòng cho một số bệnh xã hội (cho một người bệnh trong một gia đình);

- Thực hiện quy trình phát hiện, bao vây, dập tắt một ổ dịch sốt rét, sốt xuất huyết;

Kỹ năng triển khai và lồng ghép hoạt động các chương trình y tế tại xã/phường như:

- Chương trình tiêm chủng mở rộng, ARI,  CDD, phòng chống suy dinh dưỡng,

- Chương trình chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, DS-KHHGĐ

- Chương trình phòng chống Lao, phòng chống HIV/ADIDS...

Kỹ năng giáo dục sức khoẻ :

- Xác định mục tiêu, lập kế hoạch GDSK phù hợp với từng hoạt động của địa phương;

- Xây dựng được một phòng tuyên truyền giáo dục sức khoẻ ở trạm y tế xã;

- Viết được bài tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho trạm phát thanh xã;

- Tiến hành được buổi nói chuyện về sức khoẻ với nhân dân

Các bài liên quan