Giới thiệu

Ngày 30-04-2014

Phòng Đào tạo

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO

1. Giới thiệu

1.1. Thông tin chung

- Tên đơn vị: Phòng Đào tạo

- Địa chỉ: Tầng 2, Nhà Hiệu bộ, Trường CĐ Y tế Thái Nguyên

- Điện thoại: 0208. 3648599 – 0208. 3846630

1.2. Lãnh đạo phòng

 

1.3. Lịch sử thành lập  

Phòng Đào tạo tiền thân là phòng Giáo vụ của trường Trung học Y tế Thái Nguyên, được thành lập năm 1992 với nhiều chức năng nhiệm vụ bao gồm quản lý đào tạo kiêm nhiệm cả công tác quản lý học sinh.

Đến năm 2006 cùng với sự lớn mạnh của nhà trường nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, thực hiện Đề án về cơ cấu tổ chức của Trường được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt năm 2006, phòng Đào tạo đã kiêm nhiệm thêm các chức năng, nhiệm vụ mới là quản lí khoa học công nghệ, quan hệ hợp tác với các tỉnh bạn trong tuyển sinh, hợp tác khoa học với các cơ sở khoa học khác và hợp tác quốc tế. Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới, phòng đổi tên là phòng Đào tạo - Khoa học công nghệ - Quan hệ quốc tế.

Từ năm 2018 đến nay, quy mô đào tạo cũng như các ngành đào tạo của trường tăng lên, phòng Đào tạo - Khoa học công nghệ - Quan hệ quốc tế được tách ra thành các phòng ban riêng biệt là phòng Đào tạo, phòng Khoa học công nghệ, phòng Khảo thí và Trung tâm tư vấn với các chức năng nhiệm vụ cụ thể. Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công chức, phòng Đào tạo đã và đang đóng góp công sức vào công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cho tỉnh Thái Nguyên, góp phần xây dựng Nhà trường trở thành mô hình tiêu biểu cho giáo dục của tỉnh Thái Nguyên.

2. Chức năng, nhiệm vụ

2.1. Chức năng

1)      Tham mưu giúp Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch tuyển sinh và đào tạo hằng năm trên cơ sở nhiệm vụ của Trường.

2)      Giúp Ban Giám hiệu trong việc xây dựng và chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các kế hoạch đào tạo, kế hoạch xây dựng phát triển trường.

2.2. Nhiệm vụ

1)    Tham mưu cho Ban Giám hiệu trong việc xác định quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề. Xây dựng các đề án, chiến lược phát triển các ngành, nghề đào tạo trong trường với các loại hình đào tạo thích hợp. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến và hoàn thiện nội dung, chương trình, giáo trình, quy trình, phương pháp đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo toàn diện;

2)    Phối hợp với các bộ môn xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo, cụ thể hoá mục tiêu đào tạo theo từng giai đoạn đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội;

3)    Xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập cho từng khoá học, từng năm học, từng ngành, từng cấp đào tạo trong trường, đồng thời theo dõi, giám sát, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nội dung, chương trình, giảng dạy, học tập  cũng như việc thực hiện kế hoạch chung. Xây dựng thời khoá biểu, bố trí và điều hành lịch trình giảng dạy - học tập;

4)    Tổ chức các kỳ tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm. Quản lý chặt chẽ kết quả học tập, đảm bảo đánh giá đúng chất lượng đào tạo theo qui định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

5)    Quản lý việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho sinh viên, học sinh theo đúng qui định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

6)    Tổng hợp và làm các báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cấp trên và của Nhà trường. Tham mưu cho Ban Giám hiệu, các chế độ chính sách đối với cán bộ giảng dạy trong Trường và cán bộ thỉnh giảng, phục vụ giảng dạy. Kiểm tra báo cáo thống kê và xác nhận khối lượng giảng dạy của tất cả Giảng viên để Nhà trường thanh toán tiền giảng dạy;

7)    Đề xuất việc mua sắm trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo. Quản lý hành chính về giáo vụ và học vụ các bậc đào tạo của Nhà trường theo đúng các quy chế về đào tạo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành. Tập hợp, thống kê và xử lý các thông tin về giáo vụ và học vụ;

8)    Quản lý chất lượng học tập của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập tại Trường. Tham gia vào các Hội đồng tuyển sinh, xét lên lớp, xét thôi học, xét tốt nghiệp;

9)     Chủ trì xây dựng quy trình, quy chế hoạt động thuộc lĩnh vực đào tạo trình Hiệu trưởng ban hành;

10)    Phối hợp với các bộ môn thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học trong nhà trường;

11)    Tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp cơ sở hàng năm, tham gia tổ chức đoàn giáo viên thi Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp Khối Trường của Tỉnh.

12)    Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về đào tạo của nhà trường.

13)    Phối hợp quản trị phần mềm quản lí đào tạo.


CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG ĐÀO TẠO 

 


Các bài liên quan