Giới thiệu

Ngày 26-04-2014

.

.

TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN 

CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cấp trên và cấp dưới:

           - Công đoàn Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn cơ sở theo Luật Công đoàn và Điều lệ công đoàn Việt Nam.

           - Công đoàn Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, phối hợp với chuyên môn và các tổ chức trong nhà trường lãnh đạo cán bộ, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

2. Thành viên Ban chấp hành: Ban chấp hành công đoàn nhiệm kỳ 2013 - 2018 gồm 09 đồng chí, trong đó:

        Ban thường vụ: 03 đồng chí.

           - Chủ tịch Công Đoàn: Đồng chí Dương Ngọc Anh

           - Phó chủ tịch Công Đoàn: Đồng chí Nguyễn Thị Lệ Ninh

           - Uỷ viên thường vụ: Đồng chí Trịnh An Toàn

        Uỷ viên Ban chấp hành: 06 đồng chí:

           - Đồng chí Nguyễn Thị Huệ

           - Đồng chí Lê Hoài Nam

           - Đồng chí Lương Đức Thịnh

           - Đồng chí Lê Thị Phương Thảo

           - Đồng chí Nguyễn Minh Chung

           - Đồng chí  Phan Thanh Ngọc

    3. Các ban của BCH công đoàn:

        * Uỷ ban kiểm tra công đoàn:

           - Chủ nhiệm UBKT: Đồng chí Trịnh An Toàn

           - Uỷ viên:           + Đồng chí: Lê Hoài Nam

                                      + Đồng chí: Đào Trọng Tuyên

        * Ban nữ công: Trưởng ban: Đồng chí Nguyễn Thị Lệ Ninh    

          - Ủy viên:    + Đồng chí Nguyễn Minh Chung

                               + Đồng chí Lê Thị Phương Thảo

        * Báo cáo viên: Đồng chí Phan Thanh Ngọc

        * Ban kinh tế:          

           - Trưởng ban: Đồng chí Dương Ngọc Anh

           - Phó ban: Đồng chí Nguyễn Thị Lệ Ninh

           - Uỷ viên:

               + Đồng chí Phan Thanh Ngọc

               + Đồng chí Lương Đức Thịnh

               + Đồng chí Nguyễn Minh Chung

               + Đồng chí Lê Thị Phương Thảo

               + Đồng chí Nguyễn Thị Huệ

    3. Tổ công đoàn: 21 tổ công đoàn:

                Tổ CĐ phòng Tổ chức cán bộ. Tổ trưởng: Phạm Thị Ngọc Diệp

                Tổ CĐ phòng Hành chính tổng hợp. Tổ trưởng: Trần Thị Ngọc

                Tổ CĐ phòng Đào tạo, NCKH, QHQT. Tổ trưởng: Nguyễn Thu Hằng

                Tổ CĐ phòng Quản lý HSSV. Tổ trưởng: Phạm Thị Thủy

                Tổ CĐ phòng Kế hoạch - Tài chính. Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thu Hiền

                Tổ CĐ Trạm y tế, phòng khám Tổ trưởng: Hà Đình Nam

                Tổ CĐ Bộ môn Chung. Tổ trưởng: Đỗ Thị Thanh Hải

                Tổ CĐ Bộ môn chính trị, triết học M.L.Nin. Tổ trưởng: Vũ T. Hương Trà

                Tổ CĐ Bộ môn Ngoại Ngữ. Tổ trưởng: Nguyễn Thị Mai Lương

                Tổ CĐ Bộ môn Nhi. Tổ trưởng: Hoàng Thị Phương Thanh

                Tổ CĐ Bộ môn thể chất GD quốc phòng. Tổ trưởng: Vũ Minh Huệ

                Tổ CĐ Bộ môn Nội truyền nhiễm. Lương Thị Lan Phương

                Tổ CĐ Bộ môn Y học cơ sở. Tổ trưởng: Ngô Thị Hiếu

                Tổ CĐ Bộ môn Điều dưỡng. Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thanh Thảo

                Tổ CĐ Bộ môn Nội. Tổ trưởng: Vũ Thị Hiên

                Tổ CĐ Bộ môn Ngoại. Tổ trưởng: Hoàng Viết Thái

                Tổ CĐ Bộ môn Phụ sản. Tổ trưởng: Nguyễn Thị Lập

                Tổ CĐ Bộ môn Y học cộng đồng. Tổ trưởng: Nguyễn Đức Toàn

                Tổ CĐ Bộ môn Dược. Tổ trưởng: Dương Thị Phương

                Tổ CĐ Bộ môn Y học cổ truyền. Tổ trưởng: Lường Thị Thời

                Tổ CĐ Bộ môn Điều dưỡng - PHCN. Tổ trưởng: Nguyễn hoa Ngần

NHIỆM VỤ CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN

I. Nhiệm vụ của Ban chấp hành công đoàn: Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Ban chấp hành công đoàn có, nhiệm vụ sau:

        1. Tổ chức tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Kết hợp với chính quyền có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, lao động.

        2. Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, viên chức và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật

        3. Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức của đơn vị; Cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, viên chức và người lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động. Cùng Ban giám hiệu cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của viên chức, lao động, tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện trong viên chức, lao động.

        4. Tổ chức vận động viên chức, lao động thi đua yêu nước, tổ chức các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, tiết kiệm, phong trào tự học, tự rèn... vận động thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, viên chức, lao động tham gia quản lý cơ quan, cải tiến lề lối làm việc và thủu tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

        5. Phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, định kỳ giới thiệu quần chúng ưu tú cho đảng bộ.

 II. Uỷ ban kiểm tra:

        2.1. Nhiệm vụ:

           * Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thực hiện kiểm tra việc chấp hành điều lệ công đoàn.

           * Kiểm tra Công đoàn cùng cấp và các tổ công đoàn khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.

           * Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn trường và các tổ công đoàn.

           * Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; tham gia các ban giải quyết khiếu nại, tố cáo của viên chức, lao động.

           * Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho thành viên Uỷ ban kiểm tra.

        2.2. Quyền hạn:

           * Uỷ viên UBKT được tham dự các hội nghị của Ban chấp hành và đại hội hoặc hội nghị của Công đoàn trường.

           * Báo cáo với Ban chấp hành về hoạt động kiểm tra, đề xuất các nội dung, chương trình công tác của UBKT trong các kỳ họp thường kỳ của Ban chấp hành.

           * Yêu cầu bộ phận và người chịu trách nhiệm của bộ phận được kiểm tra báo cáo, cung cấp  tài liệu cho công tác kiểm tra và trả lời những vấn đề do UBKT nêu ra.

           * Báo cáo kết luận kiểm tra và đề xuất hình thức xử lý với Ban thường vụ, báo cáo với UBKT Liên đoàn lao động Tỉnh.

III. Nhiệm vụ của Ban Nữ công:

        1. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đặc biệt chế độ, chính sách đối với nữ viên chức, lao động.

        2. Tổ chức phong trào thi đua trong nữ viên chức, lao động: Phong trào thi đua 2 giỏi, phong trào xây dựng gia đình văn hoá; Tổ chức các các hoạt động trong nữ viên chức, lao động nhân các ngày kỷ niệm: 8/3, 20/10...

        3. Phản ảnh tâm tư nguyện vọng của nữ viên chức, lao động với Ban chấp hành, đề xuất các chương trình, biện pháp bảo vệ quyền lợi của nữ viên chức, lao động. Tham gia giải quyết các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền lợi của nữ viên chức, lao động

        4. Phối hợp với Ban chấp hành tổ chức các hoạt động chăm lo động viên khuyến khích các gia đình, các cháu con cán bộ, viên chức, lao động nhân các ngày Quốc tế thiếu nhi, rằm trung thu, cuối năm học, đề xuất việc khen thưởng các cháu ngoan, học giỏi.

IV. Nhiệm vụ của Ban kinh tế:

        - Đề xuất với lãnh đạo nhà trường tổ chức các dịch vụ phục vụ giảng dạy, học tập và cải thiện, nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên, học sinh.

                   - Tham gia quản lý các trung tâm dịch vụ khi được lãnh đạo nhà trường giao

MỘT SỐ QUY ĐỊNH

1. Chế độ sinh hoạt:

        - Ban thường vụ họp định kỳ một tháng một lần ( không kể đột xuất)

        - Ban chấp hành họp ba tháng một lần kiểm điểm công tác quý và đề ra kế hoạch hoạt động quý tiếp theo.

        - Tổ công đoàn: Họp một tháng một lần, triển khai công việc, bình xét thi đua.

    2. Quy định làm việc:

        - Nguyên tắc làm việc: Làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

        - Kế hoạch hàng tháng, hàng quý do Ban thường vụ căn cứ chỉ thị, kế hoạch của cấp trên, kế hoạch hoạt động của công đoàn và hoạt động chung của nhà trường xây dựng, thông qua Ban chấp hành và triển khai đến các tổ công đoàn.

        - Khi có công việc đột xuất, Ban thường vụ họp, ra nghị quyết thực hiện và thông báo với Ban chấp hành trong phiên họp gần nhất.

        - Các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các đoàn viên có thể phản ảnh thông qua tổ công đoàn hoặc phản ảnh trực tiếp với Ban chấp hành, Ban thường vụ.

        - Một số vấn đề triển khai nghị quyết, chỉ thị của cấp trên có thể được thông báo trong giao ban để các trưởng phòng, bộ môn truyền đạt lại cho các tổ trưởng công đoàn thực hiện hoặc thông báo trên bảng tin.

Các bài liên quan